Thiết kế phong cách kiến trúc là việc bày trí, sắp xếp không gian bao gồm kết cấu, kiến trúc, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, thông gió, điều hòa… Và thời gian để tạo nên một không gian sống chất lượng, đẹp, tiện ích, đầy đủ công năng, thoải mái, thuận tiện cùng niềm tự hào cho gia chủ. Vì vậy, thiết kế kiến trúc là một công trình kiệt tác tổng hợp gồm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và mỹ thuật.
Những yếu tố quan trọng cần thể hiện trong thiết kế kiến trúc
5 yếu tố quan trọng cần thể hiện trong bản thiết kế kiến trúc bao gồm:
Đảm bảo công năng sử dụng
Kỹ sư thiết kế nội thất hay kiến trúc luôn được đào tạo bài bản về quy chuẩn thiết kế để đảm bảo tối đa công năng sử dụng. Họ nắm rõ được kích thước, khối lượng chuẩn của từng bộ phận, căn phòng, vật dụng phải như thế nào để người sử dụng cảm thấy thoải mái và tiện lợi nhất.
Đảm bảo an toàn kỹ thuật
Đảm bảo an toàn tối ưu về mặt kỹ thuật cũng là yếu tố được chú trọng trong phong cách thiết kế. Kết cấu thép chịu lực cho ngôi nhà là bao nhiêu? Đường nối điện, nước ra sao để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất?… Tất cả đều được tính toán rõ ràng, khoa học.
Đáp ứng tính thẩm mỹ
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn và sự thuận tiện trong quá trình sử dụng thì tính thẩm mỹ cũng cực kỳ được chú trọng. Đặc biệt là trong các phong cách kiến trúc hiện đại ngày nay thì yếu tố này lại càng được đề cao.
Tiết kiệm chi phí đầu tư
Việc thi công bản thiết kế sẽ giúp bạn tiết kiệm và tính toán chính xác chi phí đầu tư nguyên vật liệu, nhân công. Tránh được các khoản phát sinh không đáng có hay thợ thi công không đúng mong muốn phải đập đi làm lại.
Mang giá trị xã hội
Các phong cách kiến trúc đẹp, nội thất sang trọng phản ánh sự phát triển, thịnh vượng và nền văn minh của xã hội qua từng thời kỳ. Một phong cách kiến trúc bền vững phải có giá trị theo thời gian, góp phần tô đẹp đất nước.
Phong cách Art Nouveau
Art Nouveau là phong cách kiến trúc đòi hỏi sự phức tạp, tỉ mỉ trong thi công. Bằng cách ứng dụng những đường thẳng không đối xứng, hình xoắn lượn, hoa lá hay đôi khi chỉ là mái tóc của người con gái đang bay trong gió. Phong cách này xuất hiện nhiều trong nghệ thuật trang trí nội thất, đồ trang sức. Đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc làm từ thủy tinh.
Phong cách kiến trúc Baroque
Đặc trưng của phong cách Baroque là ánh sáng phóng đại, cảm xúc mạnh mẽ, tự do. Bao gồm một không gian chính diện làm trung tâm tôn lên các đường nét kiến trúc khác như trụ cột, bàn thờ… cùng một mái vòm để đón ánh nắng.
Phong cách Byzantine
Kiến trúc Byzantine được thiết kế dựa trên sự kế thừa của phong cách La Mã cổ. Các tòa nhà được tăng độ phức tạp của gạch, hình học hay thạch cao bằng sử dụng nhiều hơn. Trật tự thiết kế cũng được bày trí một cách phóng khoáng, tự do.
Phong cách kiến trúc Beaux-Arts
Phong cách kiến trúc Beaux-Arts là sự giao thoa giữa các nền kiến trúc Tân cổ điển Pháp, thời kỳ Phục Hưng và Gothic. Dù vậy, phong cách này vẫn sử dụng những nguyên liệu hiện đại như sắt và kính.
Phong cách kiến trúc Santorini
Santorini thuộc phong cách kiến trúc thềm lục địa – Cycladic. Là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hoá Địa Trung Hải. Chúng thể hiện sự hòa hợp, tương hỗ giữa thiên nhiên với con người. Loại hình kiến trúc này được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển Cyclades.
Phong cách kiến trúc Victorian
Phong cách kiến trúc Victorian là sự kết hợp tinh tế từ các loại hình thiết kế nội thất cổ điển, lãng mạn hay đồng quê thơ mộng… Phong cách này toát lên sự nữ tính, uyển chuyển, mềm mại, thướt tha như một người con gái mới lớn. Đồng thời, nó còn có thể phô trương những nét tráng lệ, hào hoa với những đường cong cuốn mắt của mình.
Phong cách Địa Trung Hải
Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải là sự kết tinh hài hòa giữa phong cách Tây Ban Nha Colonial, Tây Ban Nha thời phục hưng, Beaux-Arts, Ý thời phục hưng, và kiến trúc Gothic ở Venice. Vì vậy, nó vừa mang nét đẹp cổ kính vừa phảng phất chút đồng quê nguyên sơ mà lại sở hữu tính phóng khoáng hiện đại.
Phong cách Đông Dương (Indochine Style)
Indochine là sự kết tinh hoàn hảo của hai nền văn hoá phương Tây và phương Đông. Phong cách Indochine – Đông Dương làm người xem liên tưởng ngay đến nét đẹp Á Đông truyền thống hòa cùng tính lãng mạn, ngọt ngào của kiến trúc hiện đại Pháp.
Phong cách nhiệt đới – Tropical Style
Phong cách nhiệt đới (còn gọi là Tropical style) được lấy cảm hứng từ vùng nhiệt đới gió mùa như Bali, Hawaii, Đông Nam Á hay vùng biển Caribbean. Loại hình kiến trúc này nhanh chóng lan rộng và phát triển ra các quốc gia khác trên thế giới.
Phong cách kiến trúc Art Deco
Phong cách kiến trúc Art Deco bị ảnh hưởng từ khá nhiều lĩnh vực thiết kế nội thất và nghệ thuật. Đây là sự pha trộn hài hòa giữa hình thức thủ công và hiện đại, đi kèm cùng các vật liệu đẳng cấp, sang trọng.
Phong cách kiến trúc cổ điển
Phong cách thiết kế cổ điện được sử dụng phổ biến trong những đền thờ, cung điện. Và được xây dựng hoàn toàn từ đá tự nhiên theo quy luật xa gần, hình học, nguyên tắc đối xứng và các trật tự nhất định.
Phong cách kiến trúc Phục Hưng
Cách kiến trúc được xây dựng theo phong cách Phục Hưng đều mang hơi hướng của La Mã cổ đại và Hy Lạp cùng văn hóa vật chất ý thức. Đây là sự kế thừa của phong cách Baroque và Gothic.
Phong cách kiến trúc Gothic
Phong cách Gothic được ứng dụng rộng rãi trong các nhà thờ với thiết kế mái vòm và mái hầm đón ánh nắng. Hầu hết các tác phẩm mang hơi hướng Gothic đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Phong cách Tân cổ điển – Neo Classic
Phong cách Tân cổ điển là sự giao thoa giữa nền văn hóa hoài cổ và hiện đại. Loại hình kiến trúc này đặc biệt phát triển vào thế kỉ 19 và được ứng dụng trên nhiều quốc gia. Đặc biệt, đây là phong cách thường thấy trong trang trí nội thất biệt thự, nhà phố.
Phong cách kiến trúc hiện đại
Đặc điểm của phong cách kiến trúc hiện đại là sự tối giản trong bố cục không gian, hình khối, mặt đứng hay mặt bằng tự do… Đồng thời loại bỏ việc sử dụng vật liệu cổ điện cũng như thịnh hành các vật liệu hiện đại như thép, kính, nhôm, gạch, bê tông…
Phong cách thiết kế kiến trúc hậu hiện đại
Phong cách thiết kế kiến trúc hậu hiện đại thực sự bùng nổ vào những năm 1992. Đây chính là kết tinh giữa phong cách cổ điển và hiện đại, điểm xuyết thêm đường parabol và đường tròn thay vì đường thẳng hiện đại.
Phong cách kiến trúc giải kết cấu – Deconstructivism
Deconstructivism không phải là phong cách kiến trúc quá mới của nền nghệ thuật. Chúng không tuân theo bất kỳ quy tắc hay tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ cụ thể nào. Nhưng cũng không hẳn là sự nổi loạn, chống đối các nền phong cách nhàm chán của thực tại xã hội.
Nguồn: muaban.net